Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Tổng Hợp Tin Tức Ngày 8/11/2012 Đánh ghen nhầm: Cắt gân mẹ, xịt cay con


Đánh ghen nhầm: Cắt gân mẹ, xịt cay con/ Con 60 tuổi kiện mẹ 90 tuổi đòi… bộ ghế salon giá 100.000 đồng/ Hàng trăm người phẫn nộ trước hành động "tham lam" của một cô gái/ Luật ngầm giành lãnh địa của đội quân xe ôm/ Chuyện đời người phụ nữ giúp Obama lên đỉnh vinh quang/ Khủng hoảng nợ ở Eurozone đang xấu hơn dự báo...là những tin tức đáng chú ý hôm nay
Đánh ghen nhầm: Cắt gân mẹ, xịt cay con
Vụ đánh ghen nhầm này khiến nạn nhân thương tích đầy người, tuy nhiên những kẻ gây án vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Đang bế trên tay đứa con 9 tháng tuổi, chị Hoàng Thị Sen, thường trú thôn 3, xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, Nghệ An bị ba đối tượng xịt hơi cay, dùng hung khí cắt đứt gân tay, rạch đùi… rồi bỏ chạy. Vụ đánh ghen nhầm này khiến nạn nhân thương tích đầy người, tuy nhiên những kẻ gây án vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.
Đánh ghen nhầm: Cắt gân mẹ, xịt cay con
Chị Sen và cháu bé bị hành hung nhưng chưa đòi được công lý.
Đòn thù cả trẻ 9 tháng tuổi
Theo đơn trình bày của chị Sen gửi Công an huyện Diễn Châu, vào 19 giờ ngày 26/8/2012, chị Sen đang bế con nhỏ 9 tháng tuổi ngồi tại quán ăn thôn 7 cạnh Cầu Bùng (cách nhà khoảng 100m) thì một chiếc ô tô 4 chỗ màu đỏ, BKS 37A 05979 lao tới. Một phụ nữ và hai nam thanh niên nhảy xuống xịt hơi cay vào mặt mẹ con chị. Cháu bé bị hơi cay sặc sụa ngất ngay tại chỗ.
Ba kẻ thủ ác lao vào tra tấn chị Sen kịch liệt. Chúng tiếp tục xịt hơi cay vào mặt để chị Sen không có cơ hội tự vệ. Sau đó, chúng dùng hung khí gồm điếu cày, bát đĩa sứ và cốc thủy tinh... ném, lia, cắt vào người chị Sen gây thương tích nặng.
Chị Sen hoảng loạn kể lại: “Lúc đó tôi bị đánh tối tăm mặt mũi. Con tôi chỉ kịp khóc ré lên vài câu rồi ngất lịm đi. Máu trên tay, trên người tôi chảy đầm đìa. Bò đến bế con nhưng tay tôi bị đứt gân nên không bế nổi. Tôi chỉ biết gào khóc nhưng họ không tha. Hơi cay khiến tôi muốn nôn mửa, mắt không mở được. Tôi lịm đi một lúc, tỉnh lại thấy mình được đưa đi cấp cứu”.
Ngay sau khi cả hai mẹ con bị nạn, người dân đã kịp thời đưa vào Bệnh viện Diễn Châu. Do vết thương nguy kịch (đứt gân tay, đứt dây thần kinh liên sườn) nên nạn nhân được đưa về Bệnh viện 115 Nghệ An cấp cứu. Sau hơn 20 ngày điều trị, chị Sen được xuất viện. Hiện nay, tay của nạn nhân cử động rất khó khăn. Cháu bé thỉnh thoảng vẫn khóc ngất khi có người lạ.
Khi tạm khỏi “sốc”, chị Sen nhận dạng được hung thủ tấn công mẹ con chị là ba mẹ con gồm Vương Thị Hương (mẹ) và Trần Văn Dũng, Trần Văn Hòa (hai con) thường trú khối Nam, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu.
Sau khi chị Sen xuất viện, một cuộc thương lượng đã diễn ra. Bà Hương và hai con thừa nhận mình là kẻ đã đánh mẹ con chị Sen chỉ vì... ghen nhầm. Hai bên đã có biên bản thỏa thuận bồi thường cho mẹ con chị Sen 20 triệu đồng tổn hại sức khỏe. Đồng thời, sau khi chị Sen ra viện, bà Hương sẽ đưa đi là sẹo trên tay.
Trở mặt
Thỏa thuận là thế nhưng bà Hương không thực hiện đúng cam kết, không nộp tiền và cũng không đưa chị Sen đi là tay như đã hứa. Bức xúc trước việc lừa dối của hung thủ, chị Sen đã làm đơn gửi đến Ban Công an xã Diễn Kỷ đề nghị được giải quyết. Đánh giá đây là vụ việc nghiêm trọng, Công an xã Diễn Kỷ đã chuyển hồ sơ lên Công an huyện Diễn Châu.
Chị Sen cho biết thêm, trong thời gian chị điều trị tại Bệnh viện 115 Nghệ An, đối tượng Vương Thị Hương cùng hai con trai còn nhắn tin đe dọa khiến mẹ con chị lo sợ. Cũng vì lẽ đó mà sau khi “quỵt” không giao tiền cho bị hại, đối tượng còn thách thức chị Sen kiện ra tòa.
Ông Trương Sĩ Nhuận, Trưởng Công an xã Diễn Kỷ cho biết, việc dùng bình xịt hơi cay tấn công người khác gây thương tích là có đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, đối tượng đã thỏa thuận đền bù dân sự do đánh ghen nhầm. Thế nhưng không hiểu sao đến nay sự việc vẫn chưa được công an huyện giải quyết gây bức xúc trong dư luận.
Một người hàng xóm (xin được giấu tên) của chị Sen nói: “Chúng tôi hết sức bức xúc trước sự tàn nhẫn, ngang ngược của mẹ con bà Hương. Hành vi vi phạm pháp luật đã rõ, tại sao Công an huyện Diễn Châu không xử lý nhanh chóng, nghiêm minh. Nếu ba mẹ con bà Hương không bị xử lý trước pháp luật, dư luận còn bức xúc, nghi ngờ về sự chấp pháp của cơ quan chức năng huyện Diễn Châu”.
Được biết mẹ con bà Hương đã từng gây ra nhiều vụ ghen nhầm tương tự như trên khiến bà con nhân dân trong vùng rất bức xúc. Đề nghị Công an huyện Diễn Châu kiểm tra đơn thư của người dân và xử lý theo pháp luật, đừng để kẻ gây án ngang nhiên thách thức người dân, tạo nên tâm lý hoang mang.
Nguồn 24h.com.vn
Con 60 tuổi kiện mẹ 90 tuổi đòi… bộ ghế salon giá 100.000 đồng
Người mẹ đã gần 90 tuổi, người con trai cũng bước qua lục tuần lại phải đưa nhau ra tòa chỉ để giành quyền sở hữu… bộ ghế salon.
Tranh chấp bộ ghế giá… 100.000 đồng
 
Theo bà Trần Thị Thì, SN 1924, ngụ ấp Bình Hòa (xã Mỹ Khánh, TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang), nhờ ba chồng cho 100 công đất (gần 13ha) còn hoang vu ở Mỹ Khánh, vợ chồng bà đã đến đây khai hoang lập nghiệp từ thời Pháp thuộc.

Bà Thì sinh 12 người con (2 người đã mất). Trong đó, ông Thái Văn Quới (SN 1950) được coi là con trai lớn bởi người con đầu lòng là nữ. Sau khi cưới bà Trần Thị Nhành, vợ chồng ông Quới được ưu tiên cho phần đất rộng rãi gần nhà cha mẹ ruột.
Bà Thì cho biết, năm 1974, ông Lê Văn Hoành ở Chợ Mới vì muốn kết thông gia với vợ chồng bà nên đã đồng ý bán rẻ bộ ghế salon bằng gỗ cẩm lai với giá 100.000 đồng coi như làm quà. Bộ ghế do ông Huỳnh Phước Nữa, em rể ông Hoành (hiện ngụ xã Hòa Bình, Chợ Mới), chở đến giao.
Do kẹt tiền nên bà Thì trả trước 50.000 đồng, sau một thời gian mới đưa hết số tiền còn lại. Sau khi chồng bà Thì mất, bà giữ bộ ghế trong nhà như một kỷ vật. Năm 1994, con gái bà là Thái Thị Giúp, do mới cất nhà nên sang mượn bộ ghế về trang trí, đến năm 2006 thì trả lại.
 
Vì bộ bàn ghế cũ không bao nhiêu tiền mà tỉnh cảm mẹ con bị sứt mẻ
Năm 2007, ông Thái Văn Quới gả con gái út nên sang mượn bà bộ ghế để tiếp đón thông gia. Tuy nhiên, sau đó ông Quới không chịu trả lại mà cho rằng bộ ghế do ông bán heo mua với giá 45.000 đồng vào năm 1974.
Ông Quới thậm chí còn dùng nhiều lời lẽ khó nghe mắng mẹ của mình, đòi “chặt đầu bà như… chặt chuối”. Từ đó, câu chuyện tranh chấp bộ ghế đã làm xôn xao dư luận tại xã Mỹ Khánh, trở thành để tài bàn tán sôi nổi ở chợ, quán cà phê, bến đò…
Có còn tình mẹ con?
Sau 2 lần Ban ấp Bình Hòa tổ chức hòa giải không thành nên đã chuyển ra vụ việc ra Ban hòa giải xã Mỹ Khánh. Ngày 30/5/2012, ông Phạm Quang Đệ, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Khánh, đã chủ trì buổi hòa giải giữa bà Thì và ông Quới. Do cả 2 đều bảo vệ ý kiến bộ ghế là của mình nên Ban hòa giải đã yêu cầu bà Thì mời nhân chứng là ông Huỳnh Phước Nữa đến giải quyết.
Ngày 11/6, ông Phạm Quang Đệ tiếp tục chủ trì hòa giải với sự có mặt của ông Huỳnh Phước Nữa. “Năm 1974, tôi có chở bộ ghế do anh vợ tôi là Lê Văn Hoành bán cho bà Trần Thị Thì với giá 100.000 đồng và bà Thì đã trả tiền 2 lần, mỗi lần là 50.000 đồng”, ông Nữa xác nhận tại Ban hòa giải xã Mỹ Khánh.
Tuy nhiên, ông Quới lại cho rằng bộ ghế mà ông Nữa chở qua không phải giá 100.000 đồng mà chỉ có giá 45.000 đồng và ông đã trả số tiền này cho người bán là ông Lê Văn Hoành. Ý kiến này khác với biên bản làm việc ngày 30/5 khi ông Quới nói rằng: “Vào năm 1974, tôi có bán con heo, mẹ tôi mua bộ ghế không có tiền trả nên kêu tôi trả 45.000 đồng” (đưa tiền trực tiếp cho ông Nữa).
Theo ông Phạm Quang Đệ, trong lúc hòa giải, Ban hòa giải đã nhiều lần nhắc đến “tình mẹ con” để 2 bên thỏa thuận mà thống nhất lại. Tuy nhiên, vợ chồng ông Thái Văn Quới vẫn không đồng ý trả lại bộ ghế mà yêu cầu chuyển hồ sơ lên TAND TP.Long Xuyên. Bà Trần Thị Thì vì muốn giữ lại kỷ vật của chồng nên cũng đã nộp đơn khởi kiện giành quyền sở hữu bộ ghế ra tòa và đã được thụ lý hồ sơ chờ xét xử.
Trong 10 người con còn sống của bà Thì, có 9 người xác nhận bộ ghế là do cha mẹ mình mua để trong nhà, chỉ có ông Thái Văn Quới là khăng khăng rằng do ông bỏ tiền ra mua về.
Bà Thái Thị Tiếm, người con gái đang sống chung với bà Thì, cho biết trong lúc vụ việc còn đang hòa giải, để hàng xóm khỏi cười chê, bà cùng các anh chị đã sang nhà ông Quới thỏa thuận mua lại bộ ghế với giá 1 triệu đồng mang về cho mẹ vui.
Tuy nhiên, ông Quới tuyên bố thẳng thừng: “10 triệu tao cũng không bán nói gì 1 triệu”. Thậm chí, khi hòa giải ngoài tòa, dựa vào chứng cứ, TAND TP.Long Xuyên đã khuyên vợ chồng ông Quới nên trả lại bộ ghế cho mẹ mình bởi nếu đưa ra xét xử, khả năng bà Thì thắng kiện là rất lớn.
Tuy nhiên, nàng dâu Trần Thị Nhành lập luận rằng, bà đồng ý trả lại bộ ghế cho mẹ chồng nhưng yêu cầu tòa phải ghi là… bộ ghế do vợ chồng bà cho bà Thì chứ không phải trả lại. Trước sự cố chấp của đôi vợ chồng đã ngoài 60 tuổi, TAND TP.Long Xuyên cũng “bó tay”, buộc đưa sự việc ra xét xử.
Bà Tiếm bức xúc: “Mọi người nể ông Quới là anh trai trưởng trong nhà nên việc gì cũng nhường nhịn. Ba mẹ cho vợ chồng ông đất đai, vườn tược nhiều hơn mấy anh em khác, nhưng ông cứ lấn ranh, giành đất hoài. Do không muốn hàng xóm chê cười nên chúng tôi nhường nhịn. Nay đến bộ ghế kỷ niệm của gia đình, là niềm động viên cho mẹ già, vợ chồng ổng cũng giành. Thật không chịu nổi. Đâu phải ông nghèo khó gì đâu. Nhà dư ăn dư để mà cái gì cũng muốn chiếm đoạt”.
Nguồn Giaoduc.net
 Hàng trăm người phẫn nộ trước hành động "tham lam" của một cô gái
Chỉ sau hơn một giờ xuất hiện trên facebook, câu chuyện về hành động thản nhiên nhặt những con tôm rơi ra từ chiếc thùng trên xe của cậu bé vừa bị va chạm, đổ xe đã khiến cư dân mạng rất bất bình, phẫn nộ trước hành động của người phụ nữ mặc váy ngắn...
Theo lời thuật lại trên facebook của thành viên Ngô Bá Lục vào sáng 8/11, câu chuyện bắt đầu tư sự việc, có một cậu bé đèo một thùng tôm tươi đi trên phố, bất thần cậu bị va chạm với một chiếc xe cùng chiều, cả 2 ngã vật ra, thùng tôm bị đổ bể, tôm nhảy loạn xạ trên phố. Hai chị bán nước chè vỉa hè lao ra trợ giúp, một chị xe đạp bán lồng bàn, chổi lông cũng đứng lại giúp.
Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Có hai chị xe máy Air blade , mặc váy ngắn, choàng áo chống nắng, bịt mặt như ninja cũng lặng lẽ đỗ xe phía sau, chị cũng cúi xuống nhặt mấy con tôm khỏe đang giãy theo dòng nước, nhưng chị không mang đến cho thằng bé, chị mở cốp xe, vứt nguyên đám tôm đang giãy đành đạch đó vào, dập cốp, chị ngồi lên xe nổ máy phóng đi, như không có chuyện gì xảy ra.

Cuối câu chuyện, thành viên Ngô Bá Lục đặt câu hỏi: "Thường, chị em rất sạch sẽ kỹ càng. Sao chị này không thấy tay mình có mùi tanh nhỉ?"

Chỉ sau một thời gian ngắn được đưa lên facebook, câu chuyện này đã thu hút được hơn 200 like và hàng vài chục phản hồi của các thành viên khác bày tỏ sự phẫn nộ, bức xúc trước hành động của người phụ nữ này.

Chia sẻ ngay bên dưới câu chuyện, thành viên Nguyễn Thị Minh viết: "Em vào cười xong đi ra, vì chưa tìm ra từ gì để gọi tên cho hành động của “chị Air blade”

Còn thành viên Trang Pam bày tỏ: "Cháu cứ tự hỏi, chị í định làm gì với mấy con tôm đấy nhỉ?"

"Em cũng đi xe air blade nhưng em không làm như vậy đâu. Làm người ai làm thế", thành viên Hong Vy Tran nhấn mạnh.
Rất nhiều cư dân mạng bày tỏ sự phẫn nộ, bức xúc trước hành động thản nhiên nhặt tôm của người phụ nữ trong câu chuyện trên facebook của thành viên Ngô Bá Lục

Bức xúc trước hành động của người phụ nữ này thành viên Thuy HT cho rằng: "Ôi trời, loại người gì thế không biết. Tham lam vô đối. Thế nên nhìn bề ngoài sang chưa chắc hành động đã sang mà".

Một thành viên khác cũng cho hay: "Cái chủ đề hôi của này bên Camera giấu kín của ANTV có từng làm rồi, báo chí cũng nêu nhiều rồi, mà vẫn có như thế này"

Cũng chia sẻ về câu chuyện tương tự mà một nhân viên trong công ty gặp phải, thành viên Lam Khê tâm sự: "Công ty em có bạn vận chuyển chở quần áo tới đại lý, bao đựng bị thủng nên rơi hàng ra trên đường Lê Văn Lương kéo dài. Bạn ấy biết và dừng lại ngay để nhặt hàng. 

Trên đường lúc đó rất đông người lưu thông, nhưng chỉ vài người dừng lại nhặt giúp, còn phần lớn họ nhặt mỗi người mấy cái và vội phóng xe đi vì sợ phải trả lại, phần lớn là các chị đi xe gas và có cả đàn ông.

Tổng kết bạn ấy mất 42 sản phẩm, trị giá hơn 7 triệu đồng. Em đánh giá hành động nhặt áo đó cùng với các cô nhặt tôm trên ngang cướp ngày, và thể hiện hành vi thiếu văn hóa và đạo đức. Những người phụ nữ đó, nếu có con thì sẽ dạy con điều gì, và đủ hiểu là 10,15 năm nữa, thế hệ trẻ của chúng ta sẽ ra sao với sự thiếu hụt giáo dục nghiêm trọng như thế".
Nguồn Giaoduc.net
 Luật ngầm giành lãnh địa của đội quân xe ôm

Có một quy luật bất thành văn là xe ôm tuyệt đối không xâm phạm “bờ cõi” của nhau, nếu xâm phạm chắc chắn sẽ dẫn đến đổ máu.

Người ta vẫn gọi nghề xe ôm là nghề "đánh bóng mặt đường"
Để tìm hiểu rõ những “quy luật ngầm” của thế giới hành nghề xe ôm, tôi mạnh dạn lấy xe máy, sắm thêm chiếc mũ bảo hiểm lân la bước vào nghề.
Đi trên chiếc xe Dream đời đầu cũ kỹ, lượn lờ vài vòng quanh bến xe, tôi quyết định chọn chỗ đứng gần một bác xe ôm trông đã có tuổi với mái tóc bạc và bộ râu quai nón mọc tua tủa. Tưởng rằng không ai để ý, nào ngờ lúc dựng được chân chống giữa của xe, vừa ngước lên, mấy cặp mắt của các xế ôm quanh đó đều hướng chằm chằm vào khiến tôi có cảm giác như mình là một sinh vật kỳ lạ vừa xuất hiện.
10 phút rồi nửa tiếng trôi qua, khách ra vào bến xe tấp nập, vì mới đến nên tôi chỉ đứng yên một chỗ để quan sát trong khi các xế ôm liên tục ra mời chào những vị khách đang xách hành lý từ trên xe bước xuống. Còn đang mải ngắm nghía thì bất ngờ có một khách nữ chạy tới “Anh ơi đi ra đường Lạc Long Quân bao nhiêu tiền”, “à…về đó 40.000 đồng”, tôi hơi ngượng nghịu đáp.
Để ra nhập đội quân xe ôm cần phải biết "luật" nếu không sẽ phải nhận những hậu quả đáng tiếc
Vị khách nữ chưa kịp trả giá thì tôi đã bị một cái tát như trời giáng vào mặt đến nẩy đom đóm mắt khiến tối ngã lăn quay xuống đường, cùng với đó là một giọng quát lớn: “Thằng ôn con này ở đâu tới, cút”. Nhìn lên là một gã chừng hơn 30 tuổi, đen thùi lùi đang long sòng sọc, hai mắt nhìn tôi như muốn ăn tươi nuốt sống. “Em xin lỗi…em mới đến, em không có ý giành khách…”, tôi nói để làm lành.
Gã thanh niên tiếp tục: “Mày ở đâu mò tới đây, không biến nhanh bố đấm cho vỡ mặt bây giờ”. Thấy sự việc như vậy, bác xe ôm già ở kế bên chạy tới đỡ tôi lên, nói với gã thanh niên: “Nó mới đến chưa hiểu luật, tha cho nó đi, để rồi tao bảo nó cho”. Gã thanh niên cũng lừ lừ bỏ đi và không quên để lại cho tôi một ánh mắt đầy đe nẹt. Vị khách nữ vì sợ hãi cũng chạy biến từ lúc nào không hay.
Qua trò chuyện, bác xe ôm đỡ tôi tên Tuyến, quê ở Nam Định lên Hà Nội hành nghề xe ôm đã hơn 10 năm, dù không phải dạng “trùm” ở khu vực bến xe này nhưng do đã có thâm niên trong nghề nên lời nói của bác cũng khiến nhiều tài xế xe ôm khác kính nể.
 “Nhìn mày chắc vừa từ quê mò lên đây hả, muốn vào đây làm thì cũng phải chào hỏi, xin phép đàng hoàng chứ không bừa như thế được đâu”, bác Tuyến nói, tôi gật đầu nghe theo.
Ông xe ôm già bảo rằng, xe ôm cũng có luật riêng, mỗi xe ôm có “địa bàn” hoạt động riêng, có một quy luật bất thành văn đó là xe ôm tuyệt đối không xâm phạm “bờ cõi” của nhau, nếu xâm phạm chắc chắn sẽ dẫn đến đổ máu.
Đã đậu xe ở điểm nào chỉ được đón khách ở điểm đó. Ngay như ở bến xe Mỹ Đình có cổng trước cổng sau và khu vực trả khách ngoài, xe ôm dù có chèo kéo khách cũng không được đi quá giới hạn địa phận của mình, khi khách đã bước sang địa bàn khác thì phải tự biết đường quay về tìm đối tượng khác nếu không muốn bị “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”.
Nói rồi bác Tuyến kể, cách đây vài năm, cũng ở bến xe Mỹ Đình này, một hôm có một gã thanh niên tới hành nghề xe ôm, mặc dù bị nhắc nhở nhưng anh ta vẫn không thèm coi ai ra gì. Lúc đó có tay xe ôm làm tại địa bàn này tên Long tức giận đã lao vào đánh với ý định dằn mặt.
“Chúng nó như đều to con, như hai con trâu mộng lao vào vật nhau, đấm đá, bụi mù, náo loạn cả môt góc. Trong lúc cuồng cơn, thằng Long vớ được viên gạch đập thẳng vào đầu tay thanh niên mới đến, máu chảy đỏ lòe xuống mặt đường. Nghe đâu sau khi đưa vào bệnh viện, tay thanh niên bị đánh từ đó đã ngơ ngơ ngáo ngáo, còn thằng Long phải vướng vào vòng lao lý”, bác Tuyến kể.
Lão xe ôm cũng dặn tôi rằng, thực tế là chẳng ai muốn đánh đấm, va chạm làm gì, nhưng nếu không giữ luật, ai thích làm thì làm thì những người làm nghề xe ôm lấy đâu ra đất mà sống, vợ con ở nhà có mà chết đói.
Về “luật” mời khách, bác Tuyến dạy: “Mày mới đến thì phải đợi cho mấy bọn đàn anh nó mời chào trước, khách không đi rồi mày hãy ra, cấm có được loi choi chạy ra trước mà mang vạ vào thân. Đợi một thời gian nữa, khi mày quen thân với hết đám anh em rồi hẵng hay. Tao xin cho mày được một lần chứ không có lần thứ hai đâu”.
Và một điều quan trọng tôi phải làm như bất kỳ một “ma mới” nào khi bước chân vào hoạt động ở địa bàn này đó là phải mời anh em một “chầu” gọi là màn ra mắt. Do tôi mới vào nên bác Tuyến hứa sẽ bảo anh em “cam-pu-chia” để san sẻ chi phí…
Nguồn Zing
Chuyện đời người phụ nữ giúp Obama lên đỉnh vinh quang
Đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama viết trong một cuốn hồi ký “Bà là một phụ nữ kiên định và táo bạo. Với khao khát kiếm tìm cái mới, bà không chịu bó buộc mình trong những gì đã biết”.
Cuộc sống vốn là một chuỗi dài những mâu thuẫn. Và cuộc đời của thân mẫu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng là sự tổng hợp của rất nhiều điều trái ngược. Bà S. Ann Soetoro, người mẹ trẻ mang học vị tiến sĩ nhân chủng học, là một phụ nữ da trắng đến từ Mỹ nhưng lại yêu tha thiết cuộc sống ở Indonesia. Là con người thực tế nhưng lại đa sầu, đa cảm, ở bà người ta tìm thấy những điều khác biệt, một người mẹ đã nuôi dạy con trai, Tổng thống Mỹ Barak Obama, thành tài.
Cậu bé Obama và mẹ.
Cuộc đời bà tuy ngắn ngủi nhưng phải trải qua không ít sóng gió. Hai lần yêu, hai lần kết hôn là hai lần bà phải đau nỗi đau tan vỡ. Những người đàn ông đến nhưng không đem cho bà cuộc sống hạnh phúc không phải bởi họ không tốt mà do bà vốn là người phụ nữ nhiều tham vọng.
Với bà, cuộc sống không phải là mơ và nhiều lần bà phải tự đưa ra những quyết định ảnh hưởng tới cả cuộc đời và không ít trong số đó thất bại. Là con người đa sầu đa cảm, tuy dễ dàng rơi lệ song người phụ nữ ấy lại cứng cỏi khác thường khi vượt qua bao giông tố cuộc đời, quyết đoán và táo bạo trong công việc.
Tổng thống Mỹ Obama khẳng định, ông ảnh hưởng rất nhiều từ người mẹ quá cố và bà thật sự là một người rất đặc biệt, đặc biệt tới mức khi con trai bà lên nhậm chức, có hẳn một bộ phim tái hiện lại cuộc đời của bà được dựng lên.
Obama và bố.
Có một điều thú vị là bà có tới 4 cái tên, mỗi tên gắn với một chặng cuộc đời bà.
Cô bé Stanley Ann Dunham
Cái tên Stanley, một cái tên đậm chất nam tính, đã phản ánh được ước vọng có được đứa con trai của cha mẹ bà. Cũng vì cái tên Stanley mà suốt thời thơ ấu bà bị bạn bè châm chọc rất nhiều.
Sinh ra trong một gia đình buôn bán nội thất, cha lại là người ưa dịch chuyển, lúc nhỏ bà chuyển nhà tận 5 lần, từ Kansas tới California, đến Texas và cả Washington và ở cho tới trước khi Stanley tròn 18 tuổi.
Sinh sống tại một hòn đảo nhỏ ở Washington suốt mấy năm trung học, từ nhỏ bà đã ham học hỏi và đặc biệt yêu triết học. Bà tham gia một khóa học cao cấp về triết học và thường xuyên lui tới quán cà phê Seattle để nghe luận bàn. “Stanley là một cô gái thông minh, nhưng có vẻ hơi trầm”, một người bạn trung học của bà nhận xét, tuy nhiên, bà rất quan tâm tới bạn bè và không bỏ qua bất cứ sự kiện nào thời đó.
Sau đó, dù bà đỗ vào Đại học Chicago nhưng cha đẻ bà lại không đồng ý vì lo bà còn quá trẻ để tự xoay sở cuộc sống tự lập. Khi bà tốt nghiệp cấp 3, một lần nữa bà phải miễn cưỡng theo gia đình tới lập nghiệp tại Honolulu, Hawaii, và ở đây, nhiều biến động mới xảy đến với cuộc đời bà.
Trở thành bà Barack H Obama
Gặp gỡ và yêu Barack Obama Sr., cha đẻ của Tổng thống Mỹ Obama, sau này là một bước ngoặt đối với bà Stanley. Chuyển tới nơi mới, bà cũng quyết định đổi tên thành Ann cho mềm mại và dễ nghe hơn. Cũng ở đó, bà gặp Obama Sr. trong một lớp học tiếng Nga. Người gốc Phi đầu tiên đi học ở đấy gây ấn tượng vô cùng đặc biệt đối với bà. Khác với bà khi đó, một thiếu nữ khá khép mình thì ông lại là một người vô cùng sôi nổi. Luôn là tâm điểm của đám đông, cậu học sinh da đen thường xuyên được phát biểu trong các cuộc tọa đàm tôn giáo, được một số tờ báo địa phương phỏng vấn và viết bài.
Bố mẹ Obama.
“Ở cậu ấy có một sức lôi cuốn kỳ lạ”, Neil Abercrombie, đại biểu quốc hội Hawaii, từng là bạn đại học của Obama (cha) kể lại “tài hùng biện của cậu ta thu phục được tất cả mọi người, kể cả những người kỹ tính nhất”.
Ông thường là tâm điểm trong những cuộc trò chuyện, luận bàn chính trị, bàn về chiến tranh, về vấn đề bình đẳng... Trong khi mọi người lắng nghe và rôm rả cùng cậu bạn Obama (cha) thì Ann lại chọn cho mình một góc khuất, lắng nghe những câu chuyện của họ từ xa. Hiếm khi Ann phát biểu, mà thường chỉ lặng im quan sát.
Mọi người biết Obama đang qua lại với một phụ nữ da trắng, nhưng họ không quá bận tâm hay soi sét điều đó. Bởi đây là Hawaii, một vùng đất “pha tạp”, có nghĩa là không có sự cấm đoán một người da trắng yêu một người da màu. Và nếu như ở các bang khác, việc kết hôn với người da màu khi đó là một điều cấm kị thì ở đây luật pháp hoàn toàn chấp thuận điều đó.
Và ngày 2/2/1961, vài tháng sau ngày quen nhau, cha mẹ Obama đã chính thức kết hôn tại Maui. Khi đó, Ann đã mang bầu Obama 3 tháng. Bạn bè không ai biết về đám cưới của họ cho đến tận sau này. Không ai hiểu vì sao hôn lễ lại được bí mật tổ chức như vậy, thậm chí cả Obama sau này cũng không được mẹ kể về điều đó. “Nếu bà chưa qua đời, có thể tôi sẽ hỏi rõ bà về điều này”, ông Obama từng chia sẻ.
Và cậu bé Obama ra đời, mang trong mình hai dòng máu Mỹ và Kennya. Khi con trai vừa tròn 1 năm tuổi, cha ông quyết định tới Harvard để tham gia khóa học tiến sĩ kinh tế. Và rồi, cha của Obama muốn quay trở lại Kenya để xây dựng quê hương và ông muốn đưa vợ con theo. Tuy nhiên, biết ông đã có một người vợ trước ở đó, bà Ann không theo ông. Bất đồng quan điểm đã khiến cuộc hôn nhân tan vỡ.
Điều mà bà làm là điều vô cùng mới mẻ thời đó, chưa có một phụ nữ da trắng nào kết hôn với một người da màu, sinh con và ly hôn như bà. Quyết định táo bạo khiến cuộc sống của Ann khó khăn hơn. Người phụ nữ thiệt thòi này phải gồng mình để trang trải tiền thuê nhà và nuôi con một mình. Đáng lẽ, cô gái trẻ ấy hoàn toàn có thể nhồi nhét vào đứa con trai đầu lòng là Obama lòng hận thù người cha. Nhưng không, Ann vẫn dạy con yêu người cha ở xa và thường xuyên giữ liên lạc với ông.
Nguồn Zing
Khủng hoảng nợ ở Eurozone đang xấu hơn dự báo
Các số liệu của Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố ngày 7/11 cho thấy cuộc khủng hoảng nợ ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đang xấu đi hơn dự báo.
Các số liệu trên được công bố đúng vào thời điểm Hy Lạp tiến hành cuộc bỏ phiếu để thông qua các biện pháp khắc khổ mới tại Quốc hội - điều kiện không thể thiếu để nước này nhận được gói cứu trợ nhằm tránh lâm vào cảnh vỡ nợ trong tháng này. 
Trong tình cảnh đó, "lục địa già" nhiều khả năng sẽ phải trải qua giai đoạn phục hồi kéo dài khá gian nan trước khi lấy lại được đà tăng trưởng. 
Trong báo cáo đánh giá về tình hình kinh tế châu Âu, EC dự báo kinh tế Eurozone gồm 17 thành viên sẽ giảm 0,4% trong năm 2012, do khủng hoảng nợ công ở khu vực này đang làm giảm lòng tin và đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên mức kỷ lục, tăng trưởng nhẹ 0,1% năm 2013 và phải tới năm 2014 mới phục hồi với mức ước tăng 1,4%. 
Theo dự báo của EC, Tây Ban Nha đang đứng trước nhiệm vụ lớn lao phải ổn định tài chính công khi mà thâm hụt ngân sách của nước này ước tăng lên tới 6,4% GDP năm 2014, bỏ xa mục tiêu 2,8% năm 2014 và 6% năm 2013 mà "xứ sở bò tót" đã đề ra hồi đầu năm nay cũng như mức giới hạn tương đương 3% GDP do Liên minh châu Âu (EU) đề ra. 
EC dự đoán Hy Lạp - nền kinh tế đã giảm khoảng 1/5 kể từ khi khủng hoảng nợ bùng phát - sẽ tăng trưởng 0,6% vào năm 2014. 
Cũng như Tây Ban Nha, Hy Lạp đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp ngất ngưởng do tác động của các biện pháp khắc khổ. Trong khi đó, Pháp được dự báo sẽ tăng trưởng nhẹ 0,2% năm 2012 và 0,4% năm 2013, trong khi kinh tế Italia giảm 2,3% trước khi tăng trưởng trở lại vào năm 2014. Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - sẽ "xoay xở" đạt được nhịp độ tăng trưởng 0,8% năm 2012 và 2013, trước khi đạt mức tăng 2% vào năm 2014, tuy vẫn "khiêm tốn" hơn nhiều so với dự báo trước đó của chính EC. 
Trong báo cáo trên, EC nhận định tỷ lệ thất nghiệp ở mức kỷ lục và ngày càng gia tăng cùng với dự báo yếu kém cho năm 2013 là cái giá phải trả cho sự ổn định tài chính công và tái cân bằng nền kinh tế trong khu vực. Ủy viên kinh tế EU, Olli Rehn, nói rằng hiện chưa có được câu trả lời dễ dàng cho các vấn đề của châu Âu. 
Châu lục này đang trải qua giai đoạn khó khăn về tái cân bằng kin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét