Thưởng thức đặc sản tự nhiên bị nhiễm giun xoắn, nhưng bệnh nhân thường bị chẩn đoán điều trị nhầm, khiến tỉ lệ tử vong từ 6-30%.
Anh Nguyễn Văn Tuấn (Hai Bà Trưng, HN) sợ lợn nuôi công nghiệp có hoá chất tăng trọng nên thường cùng bạn bè đặt mua lợn thả, lợn mán ngựa... để làm thịt. Mỗi lần như vậy không thể thiếu món tiết canh, nem chạo. Nhưng một lần ăn anh đã bị nhiễm giun xoắn mà không biết, khi đến viện đã trong tình trạng xuất huyết phủ tạng, suy gan, suy tim... và tử vong.
Bệnh nhân bị nhiễm giun xoắn điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới T.Ư. |
PGS-TS Nguyễn Văn Đề - Trưởng bộ môn ký sinh trùng Trường ĐH Y Hà Nội - cảnh báo, hiện nay chỉ có dịch giun xoắn diễn ra trên nhiều người thì mới được chú ý, còn các vụ lẻ tẻ thì chưa được quan tâm.
Trong khi đó hiện nay, phong trào ăn thịt thú rừng, thịt tự nhiên đang phát triển mạnh mà không biết, giun xoắn do loài giun tròn lưu hành trong tự nhiên thường ở miền núi, các động vật như lợn, chó, mèo, chuột, gấu, báo, cáo, chồn, sói, ngựa... là nơi giun xoắn thường ký sinh. Đã có xét nghiệm cho thấy, trong 1gr thịt lợn rừng chứa 879 ấu trùng giun xoắn và một con lợn khác có 70 ấu trùng.
Nếu con người ăn thịt các động vật này thì người sẽ bị nhiễm bệnh giun xoắn.
Tại VN, đã có nhiều vụ dịch giun xoắn xảy tại Yên Bái, Điện Biên, Sơn La... Vụ dịch gần đây nhất là tháng 2.2012, tại huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa) với 24 người nhiễm. Tuy nhiên, với các vụ lẻ tẻ thì được chẩn đoán nhầm là xoắn khuẩn Leptospira nên chỉ dùng kháng sinh, trong lúc đó thuốc tẩy giun rất sẵn có tại các địa phương trên, nhưng không ai biết để sử dụng.
Một số người được điều trị khỏi bệnh, nhưng để lại di chứng về vận động.
Khi vào cơ thể người, giun xoắn gây nhiễm độc, gây viêm dị ứng các mao mạch, gây hoại tử cơ và thiếu ôxy tổ chức.
Biểu hiện bệnh nhân thường có rối loạn tiêu hóa, nôn, sau đó giun đi vào máu cư trú ở cơ vân (tạo thành kén) gây sốt, đau cơ, phù nề, xuất huyết, nổi dị ứng, khó vận động, nặng suy kiệt, teo cơ, cứng khớp, xuất huyết phủ tạng, suy gan, suy tim, viêm phổi, viêm não và tử vong...
Tỉ lệ tử vong khoảng từ 6 - 30%, có trường hợp tử vong trong vòng 1 – 2 tuần.
Theo Lao Động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét