Bình Phước: Một phụ nữ bị cắt tóc, bôi vôi/ Mực, cá nục khô có chất thuốc trừ sâu/ Bé sơ sinh bị đầu độc bằng… chất tẩy rửa/ Xông vào bệnh viên "cướp" xác cụ bà/ Hà Nội: Giáo viên bị “tố” đánh học sinh ở trường mầm non SOS/ Hình ảnh thai nhi "nàng tiên cá” hiếm gặp/ Giá vàng có thể lên gần 54 triệu đồng/lượng trong vài tháng tới...là những tin tứcđáng chú ý hôm nay.
Bình Phước: Một phụ nữ bị cắt tóc, bôi vôi
Do nghi ngờ chồng mình có quan hệ bất chính, người vợ liền kéo anh em đến nhà tình địch, dùng kéo cắt tóc, bôi vôi và chà nhựa điều lên người phụ nữ này.
Phạm Thị Thoa tại cơ quan điều tra (Ảnh: Phunuonline)
Ngày 14/11, Công an huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đã thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Phạm Thị Thoa (45 tuổi, ngụ thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp) để điều tra, làm rõ hành vi “làm nhục người khác”.
Bước đầu Thoa khai nhận, do nghi ngờ chồng mình cặp bồ với chị H.T.V. (40 tuổi, ngụ tại xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp) nên tìm cách để rằn mặt tình địch.
Sau khi dò hỏi được địa chỉ, Thoa kéo thêm một số người thân đến nhà chị V. để đánh ghen.
Khi vừa thấy chị V., Thoa liền lao tới nắm tóc, đánh tới tấp rồi kéo chị V. ra ngoài để mọi người xúm vào cắt tóc, bôi vôi.
Chưa dừng lại, Thoa tiếp tục xông vào xé áo chị V. rồi dùng nhựa điều chà khắp cơ thể khiến toàn thân chị V. bỏng rát.
Sau khi sự việc xảy ra, chị V. đã làm đơn tố cáo đến cơ quan công an để điều tra, làm rõ.
Nguồn Vietnamnet
Mực, cá nục khô có chất thuốc trừ sâu
Mực khô, cá nục hấp sấy khô qua phân tích phát hiện có chứa chất Bifenthrin, loại hóa chất dùng trong thuốc trừ sâu (nhóm hoa Cúc). Loại hóa chất này, nếu ăn vào có thể gây buồn nôn, đau đầu, thậm chí ảnh hưởng đến ADN và gene, gây viêm khớp, ung thư.
Mực khô, cá khô chứa chất độc
Xã Hải Bình (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) là nơi có hoạt động chế biến hải sản thuộc dạng lớn ở Bắc Trung bộ. Từ xã này, nhiều loại cá khô, mực khô được chuyển lên Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc để tiêu thụ.
Sau khi có những thông tin nghi ngờ về một số cơ sở chế biến trong vùng dùng hóa chất không đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) để đuổi ruồi muỗi, chống ẩm mốc, phóng viên Tiền Phong đã lấy 3 mẫu ở một cơ sở chuyên chế biến, kinh doanh mực cá khô thuộc loại lớn nhất Hải Bình, để phân tích.
Mực khô, cá khô chứa chất độc
Xã Hải Bình (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) là nơi có hoạt động chế biến hải sản thuộc dạng lớn ở Bắc Trung bộ. Từ xã này, nhiều loại cá khô, mực khô được chuyển lên Hà Nội và nhiều tỉnh miền Bắc để tiêu thụ.
Sau khi có những thông tin nghi ngờ về một số cơ sở chế biến trong vùng dùng hóa chất không đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) để đuổi ruồi muỗi, chống ẩm mốc, phóng viên Tiền Phong đã lấy 3 mẫu ở một cơ sở chuyên chế biến, kinh doanh mực cá khô thuộc loại lớn nhất Hải Bình, để phân tích.
Mẫu mực khô, cá nục hấp sấy khô Tiền Phong gửi phân tích phát hiện chất Bifenthrin. |
Ba mẫu là cá nục tẩm bột màu vàng (giá 53.000 đồng/kg), cá nục hấp (giá bán 23.000 đồng/kg), mực khô (giá 105.000 đồng/kg). Các mẫu được lấy ngẫu nhiên trong thùng hàng thành phẩm chuẩn bị xuất bán.
Trong ba mẫu trên, chủ cửa hàng cho biết, mực khô không phải là sản phẩm của gia đình, hoặc địa phương sản xuất, mà nhập về từ tỉnh khác rồi đem bán ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Nhìn bề ngoài, loại mực khô ngoài lớp “phấn trắng” tự có, còn phủ thêm một lớp bột trắng, như chất chống ẩm mốc; còn cá nục bề mặt khô, sáng, cá chắc, trông bắt mắt.
Kết quả phân tích của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) cho thấy, mực khô và cá nục hấp sấy khô có chứa chất Bifenthrin, một loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm hoa Cúc tổng hợp.
Hàm lượng Bifenthrin có trong mực khô tới 1,04 mg/kg, còn trong cá nục hấp sấy khô là 0,054 mg/kg.
Một lãnh đạo Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho biết, theo Quyết định 46/2007 của Bộ Y tế, có quy định dư lượng Bifenthrin tối đa trong một số thực phẩm, với mức độ khác nhau, nhưng chưa nói cụ thể trên các loại cá, mực khô.
Tuy nhiên, so với mức dư lượng bifenthrin trên một số thực phẩm phổ biến, ngưỡng chất Bifenthrin trên mực khô (tới 1,04 mg/kg), cá nục hấp sấy khô là (0,054 mg/kg), trong các mẫu Tiền Phong gửi đi phân tích đều vượt ngưỡng.
Cụ thể, Bộ Y tế quy định dư lượng Bifenthrin trên cam, chanh, nho, khoai tây, thịt, mỡ, và phủ tạng của gà, sữa, thận, gan gia súc; ngô thân ngô, lúa mạch chỉ ở mức 0,05 mg/kg; trên trứng gà chỉ 0,01 mg/kg; trên thân và vỏ lúa mì, cây ngô khô cũng chỉ 0,02 mg/kg…
Có thể gây ung thư
Theo ông Vương Trường Giang, Trưởng phòng Quản lý thuốc Bảo vệ Thực vật (thuộc Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT), loại thuốc Bifenthrin (min 97%), nằm trong danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật do Bộ NN&PTNT ban hành tại Việt Nam.
Hiện chất này chỉ có một tên thương mại thuốc là Talstar 10 EC, có tác dụng trị sâu khoang trên cây lạc, do Cty FMC Chemmicl International AG (của Mỹ) đăng ký xuất vào Việt Nam.
Ông Giang cho biết, Tổ chức Y tế thế giới - WHO xếp Bifenthrin nằm trong nhóm độc 2, nếu sử dụng có thể gây ngộ độc, biểu hiện như nôn mửa, chóng mặt đau đầu, nếu hàm lượng lớn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
Theo Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, Bifenthrin rất độc với nhiều loại côn trùng, cá và các loại thủy sản. Nó là một chất có tác dụng diệt muỗi, có thể được sử dụng trong các loại màn chống muỗi.
Bifenthrin có độc tính cao với các loài cá, do chất này khó tan trong nước nên đọng lại trong lớp bùn và ảnh hưởng đến các loài cá tầng đáy.
Cơ chế độc với các sản phẩm cá là do sự ức chế men ATP-ase dẫn đến không sử dụng được ATP để cân bằng lượng oxy. Vì không lấy được oxy do không sử dụng được ATP, cá sẽ chết.
Theo một chuyên gia về ATTP, độc tính của Bifenthrin trên các loài có vú và con người được thấy là rất nhẹ. Tuy nhiên, nếu tích lũy nhiều trong thực phẩm có thể gây một số nguy cơ. Người ăn phải thực phẩm chứa bifenthrin lâu ngày có thể bị ngộ độc.
Các triệu chứng gặp phải là buồn nôn, đau đầu, tăng mẫn cảm với âm thanh và rung động, dị ứng ngoài da và mắt. Các nghiên cứu còn cho thấy Bifenthrin có thể gây ảnh hưởng đến ADN và gene.
Bifenthrin có thể gây ức chế chức năng LFA-1/ICAM của tế bào T, có thể dẫn đến viêm và có thể gây các bệnh tự miễn như hen suyễn, viêm phổi, viêm khớp và ung thư.
Theo vị chuyên gia kiểm nghiệm ATTP này, Cơ quan bảo vệ môi sinh - EPA (Hoa Kỳ) phân loại Bifenthrin thuộc nhóm C trong phân loại các chất gây ung thư, là chất có thể gây ung thư trên người. Liều độc cấp tính là 0.328 mg/kg thể trọng/ngày; liều độc mãn tính là 0.013 mg/kg thể trọng/ngày.
Trong ba mẫu trên, chủ cửa hàng cho biết, mực khô không phải là sản phẩm của gia đình, hoặc địa phương sản xuất, mà nhập về từ tỉnh khác rồi đem bán ở các tỉnh miền núi phía Bắc.
Nhìn bề ngoài, loại mực khô ngoài lớp “phấn trắng” tự có, còn phủ thêm một lớp bột trắng, như chất chống ẩm mốc; còn cá nục bề mặt khô, sáng, cá chắc, trông bắt mắt.
Kết quả phân tích của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) cho thấy, mực khô và cá nục hấp sấy khô có chứa chất Bifenthrin, một loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm hoa Cúc tổng hợp.
Hàm lượng Bifenthrin có trong mực khô tới 1,04 mg/kg, còn trong cá nục hấp sấy khô là 0,054 mg/kg.
Một lãnh đạo Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia cho biết, theo Quyết định 46/2007 của Bộ Y tế, có quy định dư lượng Bifenthrin tối đa trong một số thực phẩm, với mức độ khác nhau, nhưng chưa nói cụ thể trên các loại cá, mực khô.
Tuy nhiên, so với mức dư lượng bifenthrin trên một số thực phẩm phổ biến, ngưỡng chất Bifenthrin trên mực khô (tới 1,04 mg/kg), cá nục hấp sấy khô là (0,054 mg/kg), trong các mẫu Tiền Phong gửi đi phân tích đều vượt ngưỡng.
Cụ thể, Bộ Y tế quy định dư lượng Bifenthrin trên cam, chanh, nho, khoai tây, thịt, mỡ, và phủ tạng của gà, sữa, thận, gan gia súc; ngô thân ngô, lúa mạch chỉ ở mức 0,05 mg/kg; trên trứng gà chỉ 0,01 mg/kg; trên thân và vỏ lúa mì, cây ngô khô cũng chỉ 0,02 mg/kg…
Có thể gây ung thư
Theo ông Vương Trường Giang, Trưởng phòng Quản lý thuốc Bảo vệ Thực vật (thuộc Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT), loại thuốc Bifenthrin (min 97%), nằm trong danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật do Bộ NN&PTNT ban hành tại Việt Nam.
Hiện chất này chỉ có một tên thương mại thuốc là Talstar 10 EC, có tác dụng trị sâu khoang trên cây lạc, do Cty FMC Chemmicl International AG (của Mỹ) đăng ký xuất vào Việt Nam.
Ông Giang cho biết, Tổ chức Y tế thế giới - WHO xếp Bifenthrin nằm trong nhóm độc 2, nếu sử dụng có thể gây ngộ độc, biểu hiện như nôn mửa, chóng mặt đau đầu, nếu hàm lượng lớn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
Theo Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, Bifenthrin rất độc với nhiều loại côn trùng, cá và các loại thủy sản. Nó là một chất có tác dụng diệt muỗi, có thể được sử dụng trong các loại màn chống muỗi.
Bifenthrin có độc tính cao với các loài cá, do chất này khó tan trong nước nên đọng lại trong lớp bùn và ảnh hưởng đến các loài cá tầng đáy.
Cơ chế độc với các sản phẩm cá là do sự ức chế men ATP-ase dẫn đến không sử dụng được ATP để cân bằng lượng oxy. Vì không lấy được oxy do không sử dụng được ATP, cá sẽ chết.
Theo một chuyên gia về ATTP, độc tính của Bifenthrin trên các loài có vú và con người được thấy là rất nhẹ. Tuy nhiên, nếu tích lũy nhiều trong thực phẩm có thể gây một số nguy cơ. Người ăn phải thực phẩm chứa bifenthrin lâu ngày có thể bị ngộ độc.
Các triệu chứng gặp phải là buồn nôn, đau đầu, tăng mẫn cảm với âm thanh và rung động, dị ứng ngoài da và mắt. Các nghiên cứu còn cho thấy Bifenthrin có thể gây ảnh hưởng đến ADN và gene.
Bifenthrin có thể gây ức chế chức năng LFA-1/ICAM của tế bào T, có thể dẫn đến viêm và có thể gây các bệnh tự miễn như hen suyễn, viêm phổi, viêm khớp và ung thư.
Theo vị chuyên gia kiểm nghiệm ATTP này, Cơ quan bảo vệ môi sinh - EPA (Hoa Kỳ) phân loại Bifenthrin thuộc nhóm C trong phân loại các chất gây ung thư, là chất có thể gây ung thư trên người. Liều độc cấp tính là 0.328 mg/kg thể trọng/ngày; liều độc mãn tính là 0.013 mg/kg thể trọng/ngày.
Nguồn Vietnamnet
Bé sơ sinh bị đầu độc bằng… chất tẩy rửa
Một bà mẹ tuổi teen sống tại bang Massachusetts (Mỹ) đã bị bắt vì cáo buộc đầu độc con trai của một bà mẹ tuổi teen khác.
Vụ việc xảy ra ngày 9/11 tại thành phố Newburyport của bangMassachusetts. Cậu bé mới chưa đầy một tuổi, sau khi phát hiện bị ngộ độc đã được đưa đến bệnh viện Anna Jaques của thành phố cấp cứu và may mắn đã qua cơn nguy hiểm.
Được biết, nghi phạm và nạn nhân không có mối quan hệ nào. Cô ta mới chưa đầy 17 tuổi và đã bị bắt khi đang ẩn náu tại thành phố Cambridge vào ngày 9/11.
“Nghi phạm đã chạy trốn khỏi nhà, và phải tới tận khi cô ta đã bỏ trốn thì việc làm của cô ta mới bị phát hiện” – ông Thomas Howard, phụ trách an ninh tại Sở Cảnh sát NewburyPort cho biết.
Cảnh sát thành phố Newburyport từ chối đưa ra thêm bất kỳ bình luận gì về động cơ của vụ đầu độc này.
Tuy nhiên, theo một nguồn tin thì nghi phạm đã dùng chất tẩy rửa đồ gia dụng cho vào sữa của cậu bé. Hiện cơ quan này đang phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra vụ việc.
Nghi phạm bị buộc tội đầu độc có chủ đích và đang bị giam giữ chờ xử tại Tòa án Newburyport. Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong tuần này.
Vụ việc xảy ra ngày 9/11 tại thành phố Newburyport của bangMassachusetts. Cậu bé mới chưa đầy một tuổi, sau khi phát hiện bị ngộ độc đã được đưa đến bệnh viện Anna Jaques của thành phố cấp cứu và may mắn đã qua cơn nguy hiểm.
Được biết, nghi phạm và nạn nhân không có mối quan hệ nào. Cô ta mới chưa đầy 17 tuổi và đã bị bắt khi đang ẩn náu tại thành phố Cambridge vào ngày 9/11.
“Nghi phạm đã chạy trốn khỏi nhà, và phải tới tận khi cô ta đã bỏ trốn thì việc làm của cô ta mới bị phát hiện” – ông Thomas Howard, phụ trách an ninh tại Sở Cảnh sát NewburyPort cho biết.
Cảnh sát thành phố Newburyport từ chối đưa ra thêm bất kỳ bình luận gì về động cơ của vụ đầu độc này.
Tuy nhiên, theo một nguồn tin thì nghi phạm đã dùng chất tẩy rửa đồ gia dụng cho vào sữa của cậu bé. Hiện cơ quan này đang phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình điều tra vụ việc.
Nghi phạm bị buộc tội đầu độc có chủ đích và đang bị giam giữ chờ xử tại Tòa án Newburyport. Phiên tòa dự kiến sẽ diễn ra trong tuần này.
Nguồn anninhthudo
Xông vào bệnh viên "cướp" xác cụ bà
Xác bệnh nhân sau đó được chuyển xuống nhà đại thể nhưng nhóm người tự xưng là thân nhân của bà cụ không đồng ý, xông vào bệnh viện làm náo loạn.
Ngày 13.11, Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã điều tra việc nhiều người xông vào Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất để cướp xác một bà lão tử vong. Song chưa người nào bị bắt giữ.
Theo thông tin ban đầu, tối 12.11, Khoa cấp cứu của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tiếp nhận bệnh nhân Lê Thị Hương (77 tuổi, ở phường Long Bình Tân, TP Biên Hòa) trong tình trạng đã tử vong ngoài viện.
Bảo vệ bệnh viện bị nhóm người cướp xác đánh.
|
Xác bệnh nhân sau đó được chuyển xuống nhà đại thể nhưng nhóm người tự xưng là thân nhân của bà Hương không đồng ý. Một người xông đến ôm xác đưa lên taxi đậu sẵn trong sân bệnh viện. Toàn bộ bảo vệ bệnh viện được huy động ngăn cản vụ việc bất thường.
Tuy nhiên, ngay sau đó, hơn 30 người đứng sẵn bên ngoài gào thét gây náo loạn. Sau một hồi xô xát giữa bảo vệ và nhóm người này, xác bà Hương đã bị đưa lên chiếc taxi khác lao nhanh về hướng cầu Đồng Nai.
Bác sĩ Phạm Văn Dũng, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất cho biết, bà Hương đã chết trước khi được đưa đến bệnh viện, nguyên nhân tử vong chưa rõ. Theo quy định, chỉ những trường hợp tử vong có nguyên nhân rõ ràng bệnh viện sẽ giải quyết cho gia đình đưa về nhà ngay, còn lại phải nhập vào nhà xác để chờ công an xác định nguyên nhân. "Tại bệnh viện trước đây từng xảy ra một vụ 'cướp' xác tương tự. Lần đó dù công an đến kịp thời nhưng người nhà vẫn đưa được xác bệnh nhân ra khỏi bệnh viện", ông Dũng nói.
Trong cuộc ẩu đả đêm 12.11, theo bác sĩ Dũng, bảo vệ Trần Đình Phúc bị chấn thương phần đầu. Một bảo vệ khác bị đánh rách miệng. Ngay sau đó, bệnh việc đã báo vụ việc cho Công an thành phố Biên Hòa để điều tra.
Nguồn Danviet
Hà Nội: Giáo viên bị “tố” đánh học sinh ở trường mầm non SOS
Trong đơn kiến nghị gửi Báo Dân trí, gia đình cháu Mạnh ở phố Mai Dịch, quận Cầu Giấy phản ánh cô giáo trường mầm non SOS có hành động đánh đập học sinh. Để làm rõ sự việc, Công an quận Cầu Giấy đã vào cuộc làm việc cùng các bên liên quan.
Theo đơn của bà Nguyễn Thị Kim Oanh, trú tại phố Mai Dịch, quận Cầu Giấy gửi đến báo Dân trí ngày 9/11/2012 phản ánh việc cháu ngoại của bà là Mạnh đang học lớp mẫu giáo nhỏ trường mầm non dân lập SOS thì có triệu chứng chóng mặt, nôn ọe. Trong đơn trình báo, bà Oanh cho rằng cháu Minh bị cô giáo chủ nhiệm là Phượng đánh vào đầu mà theo chẩn đoán của của sỹ Phòng khám đa khoa, thuộc Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đưa ra ngày 3/11/2012 thì có dấu hiệu chấn động não.
Nội dung đơn của bà Nguyễn Thị Kim Oanh còn cho biết thêm: Cháu Mạnh có biểu hiện mệt, nôn ọe vào chiều 29/10/2012. Ngay sau khi thấy cháu sốt cao, gia đình đã đưa cháu Mạnh đi khám và được chẩn đoán ban đầu là chấn động não. Khi được hỏi, cháu Mạnh cho biết bị cô giáo đánh vào đầu. Cùng ngày, bà Oanh cũng làm đơn trình báo sự việc ra Công an phường Mai Dịch đề nghị làm rõ vụ việc trên.
Trường mầm non dân lập SOS nơi xảy ra sự việc (Ảnh: Ngọc Cương)
Bà Oanh cho biết, ngày 30/10/2012, bà và mẹ cháu đã phản ánh sự việc lên Ban Giám hiệu trường mầm non dân lập SOS. Tuy nhiên, kể từ lúc trình báo đến ngày 12/11/2012, nhà trường và cô giáo Phượng không đến hỏi thăm hoặc nắm bắt tình hình sức khỏe của cháu. Từ ngày 29/10/2012 đến nay, cháu Mạnh luôn có cảm giác sợ sệt mỗi lúc nhắc đến việc đi học.
Trao đổi với PV Dân trí ngày 14/11/2012, bà Nguyễn Thu Hiền, Hiệu Trưởng trường mầm non dân lập SOS cho biết, ngày 30/10/2012, nhà trường nhận được phản ánh của bà cháu Mạnh về việc cháu có biểu hiện mệt mỏi, bà cháu cho rằng cháu Mạnh bị cô giáo chủ nhiệm đánh trong buổi học ngày 29/10/2012.
Kể từ khi biết tin, nhà trường đã có nhiều cuộc trao đổi với gia đình để đưa cháu Mạnh đi khám sức khỏe, nhưng gia đình mong muốn tự đưa cháu đi khám. Từ ngày 31/10/2012 đến ngày 13/11/2012, Ban Giám hiệu đã có 3 buổi làm việc với giáo viên, gia đình học sinh, Công an phường, phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy.
Cũng theo bà Hiền, cô giáo chủ nhiệm lớp mẫu giáo bé có báo cáo lại sự việc cháu Mạnh va chạm với bạn cùng lớp vào chiều 26/10/2012. Vào thời điểm này, cô Phượng xin phép ra ngoài nên cô Lan Hương (người đứng lớp cùng) đã trình bày sự việc khi bà Nguyễn Thị Kim Oanh đến đón cháu, bà Oanh không có phản ứng gì.
Về nội dung tường trình sự việc xảy ra ngày 29/10/2012, mà bà Oanh gửi đến các cơ quan chức năng, bà Nguyễn Thu Hiền cho biết mới nghe được thông tin này vào ngày 13/11/2012, hiện nhà trường đang chờ Công an quận Cầu Giấy tiến hành xác minh trước khi đưa ra biện pháp xử lý. Ban Giám hiệu chỉ cần xác minh có hay không việc giáo viên đánh học sinh, còn xảy ra ngày nào thì giáo viên phải chịu trách nhiệm. Hiện Ban Giám hiệu đang động viên cháu Mạnh sớm ổn định để trở lại trường học, nhà trường sẽ chuyển cháu Mạnh đến lớp mới nếu gia đình yêu cầu.
Tường trình của cô Phượng gửi cơ quan chức năng
Tại buổi làm việc chiều 14/11/2012, cô Phượng, giáo viên chủ nhiệm và là người có tên trong đơn của gia đình cháu Mạnh cho biết đã làm đơn tường trình gửi Ban Giám hiệu và Phòng Giáo dục quận Cầu Giấy. Cô Phượng khẳng định cháu Mạnh có va chạm với bạn ngày 26/10/2012, chứ không phải ngày 29/10/2012 theo thông tin của gia đình, cô không có tác động gì đến học sinh. Cô Phượng cho biết đã làm đơn nhận lỗi vì chưa quan tâm, theo sát thăm hỏi học sinh từ lúc xảy ra sự việc đến ngày 31/10/2012.
Liên quan đến vụ việc này, hiện Công an quận Cầu Giấy đã vào cuộc làm việc với các bên liên quan để đưa ra kết luận. Gia đình cháu Mạnh mong mốn các cơ quan chức năng sớm làm rõ nguyên nhân khiến cháu Mạnh bị chấn động não, cùng trách nhiệm của giáo viên và nhà trường, vì sức khỏe của nhiều cháu bé đang học tại trường mầm non dân lập SOS. Về phía nhà trường, Hiệu Trưởng Nguyễn Thu Hiền cho biết sẽ công bố thông tin và hướng xử lý khi có kết luận từ cơ quan chức năng.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Nguồn Dantri
Hình ảnh thai nhi "nàng tiên cá” hiếm gặp
Thai tuần 26, nửa người phía trên đều bình thường, còn nửa người phía dưới thì lại chỉ có mỗi một “cái đuôi”, giống như nàng tiên cá.
Thai nhi phát triển dị dạng bẩm sinh cực kì hiếm gặp này xuất hiện trong bụng một phụ nữ ở Vũ Hán, Trung Quốc.
Bệnh viện số 5 thành phố Vũ Hán là nơi chẩn đoán trước sinh đã phát hiện được ca thai nhi mang “hội chứng nàng tiên cá” hiếm gặp này.
Hình ảnh siêu âm dị dạng thai nhi hình nàng tiên cá
|
Đây là ca “bé nàng tiên cá” đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán. Trong hơn nửa thế kỉ qua, trên cả nước Trung Quốc đã phát hiện được không quá 10 ca mang thai dạng này.
Được biết, xác suất xuất hiện bệnh này chỉ là 1,67/10 vạn người. Tuy mang một cái tên thần thoại, nhưng “bé nàng tiên cá” lại thuộc loại dị dạng gây chết người, không có cơ hội sống tiếp.
Người phụ nữ 28 tuổi này sống ở Vũ Hán, có vốn học thức tương đối, khỏe mạnh, không có tiền sử di truyền hoặc bệnh tật gì.
Cô đã từng khám thai, kết quả kiểm tra siêu âm thời kì mang thai là: Vì người mẹ quá ít nước ối, hình ảnh siêu âm mờ nên chưa chẩn đoán được. Để có được chẩn đoán thêm, cô đã chuyển tới khám tại Bệnh viện số 5.
Chủ nhiệm khoa siêu âm Cung Hồng Bình cho biết, qua kiểm tra phát hiện thấy trong tử cung bà mẹ tương lai mang thai được 26 tuần có quá ít nước ối, đã lỡ mất cơ hội tốt nhất để kiểm tra sàng lọc dị dạng.
Khi quét kiểm tra tuần tự theo đúng qui phạm bắt đầu từ đầu thai nhi, quét đến vùng bụng trên thì phát hiện thấy dị thường rõ, bé không có bong bóng dạ dày, tiếp xuống dưới không nhìn thấy có các cơ quan quan trọng như hai thận, bàng quang và cơ quan sinh dục ngoài...
Các bác sĩ cũng không nhìn thấy có kết cấu bình thường của hai chi dưới, chi dưới từ vùng hông kết thành một khối, không có mông, nhìn bên ngoài chỉ thấy có một chân.
Theo chủ nhiệm khoa phụ sản Bệnh viện số 5 thành phố Vũ Hán Hoàng Linh, loại dị dạng này được gọi là “hội chứng nàng tiên cá”, là dị dạng bẩm sinh có các đặc điểm hậu môn hẹp, hệ tiết niệu-sinh dục dị thường, chi dưới phát triển không hoàn thiện.
Vì mặt trong hai chân bệnh nhi dính liền hoặc là một thể liền khối gần giống với nàng tiên cá trong thần thoại phương Tây nên đã được đặt tên như vậy.
“Bé nàng tiên cá” ngoài hình thể dị dạng ra, còn kèm theo các cơ quan nội tạng phát triển không hoàn thiện hoặc thiếu hoàn toàn, thuộc loại dị dạng gây chết người đa cơ quan, khi sinh ra rất khó sống.
Ca bệnh được phát hiện ở bệnh viện này không chỉ khuyết nhiều cơ quan quan trọng, tim dị tật, mà còn có một chân, thuộc dạng nặng nhất trong bệnh loại này. Theo qui định, phải tiến hành thủ thuật phá thai.
Không có nước ối, thai nhi dính sát vào tử cung, làm thế nào để người phụ nữ mang thai chuyển dạ được là cả một vấn đề.
Muốn chuyển dạ được phải tiêm thuốc chuyển dạ vào tử cung người phụ nữ mang thai. Nếu chích thuốc vào tử cung không có nước ối, thì hoặc sẽ dễ đưa thuốc tới thành tử cung, khiến thành tử cung bị hoại tử; hoặc sẽ dễ đưa thuốc vào người thai nhi, không phát huy được tác dụng làm chuyển dạ.
Qua bàn bạc kĩ, cuối cùng các bác sĩ đã quyết định dùng phương án tiêm “nước ối nhân tạo” vào để chuyển dạ.
Hiện nay, nguyên nhân chính xác của “hội chứng nàng tiên cá” vẫn chưa được biết, nhưng có tư liệu nói có khả năng có liên quan đến bệnh đái tháo đường, đến việc tiếp xúc với hóa chất độc hại và đột biến gen di truyền ở người phụ nữ mang thai.
Để tìm hiểu được kĩ nguyên nhân dẫn đến “bé nàng tiên cá” ở người phụ nữ Vũ Hán này, bệnh viện đã giữ lại máu rốn và một phần mô của thai nhi để làm kiểm tra thêm về nhiễm sắc thể và gen.
Nguồn Danviet
Giá vàng có thể lên gần 54 triệu đồng/lượng trong vài tháng tới
Giá vàng thế giới có thể lập kỷ lục trên 2.000 USD/oz vào năm 2013 khi các ngân hàng trung ương đẩy mạnh chính sách nới lỏng tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Nếu điều này xảy ra, giá vàng trong nước có thể lên gần 54 triệu đồng/lượng.
Hãng tin tài chính Bloomberg cho biết, đây là dự báo được ông Raymond Key, người đứng đầu bộ phận giao dịch kim loại thuộc ngân hàng Deutsche Bank AG tại London đưa ra.
“Giá vàng sẽ vượt qua 2.000 USD và tăng cao hơn. Kịch bản này dựa trên việc các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục in tiền”, ông Key phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn tại Hồng Kông, nơi ông đang tham dự hội nghị thường niên của Hiệp hội Thị trường vàng London (LBMA).
Giá vàng thế giới đang tiến tới năm tăng thứ 12 liên tiếp trước những dự báo cho rằng, chính sách tiền tệ nới lỏng trên toàn cầu để cứu vãn tăng trưởng sẽ khiến lạm phát tăng tốc. Lượng vàng mà các quỹ tín thác (ETF) nắm giữ đã đạt mức cao kỷ lục vào tuần trước.
Nếu giá vàng thế giới lên mức 2.000 USD/oz, thì với tỷ giá USD/VND ở mức 20.860 đồng như hiện tại, đồng thời giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá thế giới 3,5 triệu đồng/lượng, thì giá vàng trong nước có thể đạt mức 53,8 triệu đồng/lượng.
“Trong số các kim loại thì vàng sẽ tăng giá mạnh nhất. Lực tăng cho giá vàng sẽ đến từ hoạt động gom mua của các ETF”, ông Jeremy East, người đứng đầu bộ phận giao dịch kim loại toàn cầu của Standard Chartered Plc, phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn vào hôm 12/11.
Vào đầu tháng 9 năm ngoái, giá vàng giao ngay thế giới đạt mức kỷ lục hơn 1.920 USD/oz. Tính đến cuối giờ chiều nay, ngày 14/11, giá vàng giao ngay tại Singapore giao dịch dưới ngưỡng 1.730 USD/oz và đã tăng 10% so với thời điểm đầu năm.
Trong thời gian kể từ tháng 12/2008 đến tháng 6/2011, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi 2,3 nghìn tỷ USD để mua tài sản trong hai chương trình nới lỏng lượng QE1 và QE2, giá vàng đã tăng 70%.
Hôm 24/10 vừa qua, FED cho biết sẽ mua 40 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng và có thể sẽ giữ lãi suất cơ bản đồng USD gần 0% cho tới năm 2015 để hỗ trợ tăng trưởng và tạo việc làm. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) hôm 30/10 mở rộng chương trình mua tài sản lần thứ 2 trong 2 tháng. Trước đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng tuyên bố sẵn sàng mua nợ từ các quốc gia nặng nợ trong khối Eurozone.
Tuy nhiên, không phải chuyên gia nào tham dự hội thảo lần này của LBMA cũng tỏ ra lạc quan về triển vọng giá vàng như chuyên gia của Deutsche Bank. Mức dự báo trung bình được đưa ra khi hội thảo này kết thúc là giá vàng sẽ đạt mức 1.894 USD/oz vào tháng 9 năm sau. Trong ngày đầu tiên của hội thảo, các đại biểu đưa ra mức dự báo giá vàng sẽ đạt mức 1.914 USD/oz vào tháng 9/2013.
Một trở ngại đối với triển vọng tăng giá của vàng trong thời gian tới là sức mạnh của đồng USD. Chỉ số Dollar Index, thước đo sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền mạnh khác, bao gồm đồng Euro, đã tăng 1,1% trong năm nay do cuộc khủng hoảng nợ châu Âu gây sức ép giảm giá cho đồng tiền chung của khu vực.
Theo dự báo của ngân hàng Barclays, lượng vàng mà các ETF mua trong năm nay có thể đạt mức 200 tấn, từ mức 175 tấn vào năm ngoái.
Các ngân hàng trung ương cũng đang tích cực gom mua vàng. Brazil, Hàn Quốc và Nga là một vài trong số các quốc gia tăng dự trữ vàng trong năm nay. Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), trong 6 tháng đầu năm, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã mua 254,2 tấn vàng, so với mức mua ròng 456 tấn trong cả năm 2011.
“Cùng với hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương tiếp tục diễn ra và môi trường kinh tế vĩ mô còn bất ổn, nhu cầu vàng sẽ còn mạnh”, ông Jamie Sokalsky, CEO của công ty khai mỏ vàng lớn nhất thế giới Barrick Gold Corp. nhận xét.
“Giá vàng sẽ vượt qua 2.000 USD và tăng cao hơn. Kịch bản này dựa trên việc các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục in tiền”, ông Key phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn tại Hồng Kông, nơi ông đang tham dự hội nghị thường niên của Hiệp hội Thị trường vàng London (LBMA).
Giá vàng thế giới đang tiến tới năm tăng thứ 12 liên tiếp trước những dự báo cho rằng, chính sách tiền tệ nới lỏng trên toàn cầu để cứu vãn tăng trưởng sẽ khiến lạm phát tăng tốc. Lượng vàng mà các quỹ tín thác (ETF) nắm giữ đã đạt mức cao kỷ lục vào tuần trước.
Nếu giá vàng thế giới lên mức 2.000 USD/oz, thì với tỷ giá USD/VND ở mức 20.860 đồng như hiện tại, đồng thời giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá thế giới 3,5 triệu đồng/lượng, thì giá vàng trong nước có thể đạt mức 53,8 triệu đồng/lượng.
“Trong số các kim loại thì vàng sẽ tăng giá mạnh nhất. Lực tăng cho giá vàng sẽ đến từ hoạt động gom mua của các ETF”, ông Jeremy East, người đứng đầu bộ phận giao dịch kim loại toàn cầu của Standard Chartered Plc, phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn vào hôm 12/11.
Vào đầu tháng 9 năm ngoái, giá vàng giao ngay thế giới đạt mức kỷ lục hơn 1.920 USD/oz. Tính đến cuối giờ chiều nay, ngày 14/11, giá vàng giao ngay tại Singapore giao dịch dưới ngưỡng 1.730 USD/oz và đã tăng 10% so với thời điểm đầu năm.
Trong thời gian kể từ tháng 12/2008 đến tháng 6/2011, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi 2,3 nghìn tỷ USD để mua tài sản trong hai chương trình nới lỏng lượng QE1 và QE2, giá vàng đã tăng 70%.
Hôm 24/10 vừa qua, FED cho biết sẽ mua 40 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng và có thể sẽ giữ lãi suất cơ bản đồng USD gần 0% cho tới năm 2015 để hỗ trợ tăng trưởng và tạo việc làm. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) hôm 30/10 mở rộng chương trình mua tài sản lần thứ 2 trong 2 tháng. Trước đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng tuyên bố sẵn sàng mua nợ từ các quốc gia nặng nợ trong khối Eurozone.
Tuy nhiên, không phải chuyên gia nào tham dự hội thảo lần này của LBMA cũng tỏ ra lạc quan về triển vọng giá vàng như chuyên gia của Deutsche Bank. Mức dự báo trung bình được đưa ra khi hội thảo này kết thúc là giá vàng sẽ đạt mức 1.894 USD/oz vào tháng 9 năm sau. Trong ngày đầu tiên của hội thảo, các đại biểu đưa ra mức dự báo giá vàng sẽ đạt mức 1.914 USD/oz vào tháng 9/2013.
Một trở ngại đối với triển vọng tăng giá của vàng trong thời gian tới là sức mạnh của đồng USD. Chỉ số Dollar Index, thước đo sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền mạnh khác, bao gồm đồng Euro, đã tăng 1,1% trong năm nay do cuộc khủng hoảng nợ châu Âu gây sức ép giảm giá cho đồng tiền chung của khu vực.
Theo dự báo của ngân hàng Barclays, lượng vàng mà các ETF mua trong năm nay có thể đạt mức 200 tấn, từ mức 175 tấn vào năm ngoái.
Các ngân hàng trung ương cũng đang tích cực gom mua vàng. Brazil, Hàn Quốc và Nga là một vài trong số các quốc gia tăng dự trữ vàng trong năm nay. Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), trong 6 tháng đầu năm, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã mua 254,2 tấn vàng, so với mức mua ròng 456 tấn trong cả năm 2011.
“Cùng với hoạt động mua vàng của các ngân hàng trung ương tiếp tục diễn ra và môi trường kinh tế vĩ mô còn bất ổn, nhu cầu vàng sẽ còn mạnh”, ông Jamie Sokalsky, CEO của công ty khai mỏ vàng lớn nhất thế giới Barrick Gold Corp. nhận xét.
Nguồn Dantri
Tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét